Thuốc Ledisof được sử dụng trong điều trị và phòng chống bệnh viêm gan C. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Nhà Thuốc Gan tìm hiểu thông tin về thuốc qua bài viết dưới đây. 1. Thuốc Ledisof là thuốc gì? Ledisof thuộc nhóm thuốc kê đơn (ETC). Thuốc Ledisof được chỉ định hỗ trợ phòng chống tác hại của viêm gan C cũng như điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C. Thuốc được sản xuất bởi công ty Cổ phần dược phẩm Hetero Healthcare Limited. Đây là một thương hiệu dược phẩm vô cùng uy tín đến từ Ấn Độ. Dạng bào chế chính của sản phẩm là viên nén bao phim, đựng trong hộp thuốc bằng giấy. Mỗi hộp chứa 1 lọ thuốc duy nhất. Mỗi lọ chứa 28 viên nén. 2. Công dụng – chỉ định của thuốc Ledisof Thuốc Ledisof được chỉ định sử dụng cho những đối tượng dưới đây: Bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan,… có khả năng mắc viêm gan C cao. Bệnh nhân nghi ngờ mắc viêm gan C. Bệnh nhân mắc viêm gan C và viêm gan C mạn tính. Bệnh nhân mắc xơ gan chưa được chữa trị hoặc đã sử dụng thuốc ribavirin và interferon nhưng không thành công. 3. Liều dùng – Cách sử dụng của thuốc Ledisof Dạng điều chế chính của thuốc Ledisof là viên nén bao phim nên người bệnh có thể dễ dàng chia liều và sử dụng. Dưới đây là một số liều chỉ thường dùng và hướng dẫn sử dụng sản phẩm. 3.1 Liều dùng của thuốc Ledisof Người bệnh có thể sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo một số liều tham khảo như sau: Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo của thuốc Ledisof là 1 viên/lần mỗi ngày. Trong phác đồ mới nhất của Bộ Y Tế Việt Nam về điều trị viêm gan C, Ledisof còn được sử dụng kết hợp với Ribavirin trên bệnh nhân viêm gan C mạn tính type 1 và bệnh nhân xơ gan mất bù đã được ghép gan hoặc bệnh nhân xơ gan type 1,4, tiến triển… Đối với người bệnh xơ gan còn bù: liệu trình điều trị với Ledisof có thể kéo dài 24 tuần. Đối với người bệnh xơ gan mất bù: liệu trình điều trị với Ledisof và kết hợp thêm Ribavirin có thể kéo dài từ 12 tới 24 tuần. Đối với người bệnh không xơ gan: liệu trình điều trị với Ledisof có thể kéo dài 12 tuần. Đối với người bệnh không có hiệu quả trong các phác đồ điều trị trước: liệu trình điều trị với Ledisof có thể kéo dài 24 tuần. 3.2 Cách dùng thuốc Ledisof hiệu quả Dạng điều chế chính của thuốc Ledisof là viên nén bao phim nên cần được sử dụng bằng đường uống. Thuốc cần sử dụng một lần mỗi ngày vào cùng một thời điểm. Người sử dụng nên uống thuốc kèm một lượng nhỏ thức ăn hoặc uống thuốc ngay sau ăn. Viên nén cần được uống chung với một cốc nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng sản phẩm chung với sữa hoặc những chế phẩm có cồn khác. Người bệnh nên nuốt trọn viên thuốc mà không bẻ hay nhai nát để tránh giảm tác dụng của sản phẩm. Người bệnh cần sử dụng thuốc trong một thời gian dài, theo chỉ định của bác sĩ. Việc ngừng sử dụng thuốc quá sớm có thể gây mất hiệu quả của thuốc. Trước khi quyết định điều trị viêm gan C với thuốc Ledisof, người bệnh cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm HCV dương tính; xét nghiệm tổn thương gan trên các chỉ số ASAT, GOT, ALAT; định lượng tải lượng và nồng độ virus; xác định kiểu gen virus mắc phải. 4. Chống chỉ định Thuốc Ledisof được chống chỉ định sử dụng cho một số đối tượng như dưới đây: Bệnh nhân dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với Ledipasvir hoặc Sofosbuvir hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc. Trẻ em từ 12 tuổi trở xuống hoặc trẻ có cân nặng dưới 35kg. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc khác cũng chứa hoạt chất Sofosbuvir. 5. Tác dụng phụ của thuốc Ledisof Khi sử dụng, thuốc Ledisof cùng với các thành phần hoạt chất Ledipasvir và Sofosbuvir có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trên người bệnh như: Khó thở, thở khò khè, đau họng, khó nuốt hoặc khó nói, đau thắt ngực. Sưng họng, sưng miệng, sưng mặt, môi lưỡi, khản tiếng một cách bất thường. Xuất hiện các triệu chứng dị ứng bất thường như: ngứa, phát ban, mề đay, sưng, tróc da, phồng rộp, sốt hoặc sốt nhẹ. Các triệu chứng bất thường xảy ra trên gan: không có cảm giác đói, mệt mỏi, yếu ớt, đau bụng, đau dạ dày, nước tiểu sẫm màu, phân màu sáng, vàng mắt, vàng da. Một số tác dụng không mong muốn thường gặp nhất: đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, chóng mặt, ho, đau bụng, mất ngủ hoặc khó ngủ, thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh vô cớ, phân lỏng, tiêu chảy hoặc táo bón.